Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), hen suyễn là một tình trạng mạn tính gây sưng và viêm ở các mô đường thở, dẫn đến thu hẹp đường thở, gây khó thở.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm thở khò khè, ho, khó thở và tức ngực...
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA), các nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn bao gồm:
Một số chất có thể khiến bạn phát triển bệnh hen suyễn dị ứng. Phổ biến nhất bao gồm:
Trong bệnh hen suyễn do dị ứng, hệ thống miễn dịch giải phóng một loại kháng thể nhất định gọi là globulin miễn dịch E (IgE). Phản ứng miễn dịch này thường khiến bạn thở khò khè, hắt hơi và khó thở… Tất cả xảy ra cùng một lúc.
Bạn nên làm xét nghiệm dị ứng, để xác định các tác nhân cụ thể. Thay quần áo và tắm sau khi ở ngoài trời và sử dụng bộ lọc không khí trong nhà để giảm các chất gây dị ứng.
Theo ALA, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn những người có cân nặng bình thường. Điều này có thể do béo phì gây ra tình trạng viêm, làm hạn chế chức năng của phổi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, những người có chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên, đặc biệt dễ mắc bệnh hen suyễn liên quan đến béo phì.
Do đó, những người béo phì cần có kế hoạch giảm cân phù hợp. Đi bộ hoặc một số hình thức tập thể dục khác hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
Khói thuốc gây viêm, kích ứng và tích tụ chất nhầy trong phổi nên có thể gây ra bệnh hen suyễn. ALA lưu ý rằng, khói thuốc lá thậm chí có thể phá hủy mô phổi.
Mặc dù việc bỏ hút thuốc có thể là một thách thức, nhưng có rất nhiều cách được thiết kế để để giúp bạn từ bỏ thói quen này.
Tiêm vaccine phòng cúm hằng năm để giảm và ngăn chặn các cơn hen suyễn
Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm là rất nguy hiểm, do mọi người không có xu hướng nhận ra tác động của những chất ô nhiễm này đối với sức khỏe của họ theo thời gian, TS Neha Solanki, bác sĩ chuyên khoa phổi, Phòng khám Cleveland cho biết.
Các chất gây ô nhiễm không khí như bụi, ôzôn và khí gas có thể xâm nhập vào phổi và gây ra sự gián đoạn hoạt động bình thường của phổi, khiến bạn khó thở. Khói thuốc thụ động cũng như các chất kích thích khác trong không khí như chất tẩy rửa gia dụng, thuốc trừ sâu và chất làm mát không khí…cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn.
Cần tìm hiểu và tránh các yếu tố kích hoạt cơn hen này.
Một số loại nhiễm trùng và tình trạng sức khỏe có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, chẳng hạn như:
Nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, có thể rất nghiêm trọng, ngay cả khi trường hợp bệnh hen suyễn nhẹ hoặc các triệu chứng được kiểm soát tốt bằng thuốc. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra các cơn hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn tồi tệ hơn và có nhiều khả năng dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi. Do đó, nên tiêm vaccine phòng cúm hằng năm…
Trên thực tế, những người có cha hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 đến 6 lần, so với những người không có cha mẹ mắc bệnh này, theo ALA.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát cắt ngang với gần 60.000 học sinh trên khắp Trung Quốc được công bố gần đây trên tạp chí Frontiers in Pediatrics tiết lộ rằng, việc có ông bà mắc bệnh này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
Do đó, khám sức khỏe định kỳ bao gồm kiểm tra phổi và kiểm tra dị ứng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Nếu bạn bị hen suyễn, bác sĩ sẽ thiết lập kế hoạch điều trị cho bạn và tư vấn cách phòng ngừa cơn hen.
Hen suyễn là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất. Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi, nhưng bạn có thể kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của mình để giảm và ngăn chặn các cơn hen suyễn.
Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn:
Ý kiến bạn đọc